Thứ Tư, 6 tháng 5, 2009

Khung chương trình GDMN Singapore (P6)


ĐƯA CÁC NGUYÊN LÝ VÀO THỰC TIỄN

Chúng tôi nhận ra rằng, việc dạy tốt trẻ dựa trên các nguyên lý đúng.

Việc dạy tốt trẻ, ở nhà hoặc ở trường, có các đặc trưng sau:

Trẻ là xuất phát điểm.

Môi trường học tập thân thiện tích cực.

Môi trường học tập được chuẩn bị chu đáo kĩ càng.

Các hoạt động được thiết kế và xây dựng có mục đích rõ ràng.

Tài nguyên học tập được thiết kế và lựa chọn cẩn thận.

Sự phát triển của trẻ được quan sát và theo dõi cẩn thận.

“Giáo dục không phải là chuẩn bị cho cuộc sống. Giáo dục, tự thân nó, là cuộc sống”.

John Dewey

Thực hành 1: Trẻ là xuất phát điểm

Xuất phát điểm cho mọi người lớn khi làm việc với trẻ là tìm hiểu trẻ: khả năng của chúng, sở thích và tính cách. Một phần của quá trình này liên quan đến việc quan sát trẻ một cách cẩn thận. Điều này rất quan trọng, bởi một số lý do sau:

Thiết kế những hoạt động bổ ích

Đặt mức độ khó của hoạt động

Trợ giúp trẻ tiến chuyển sang mức độ tiếp theo

Xác định thế mạnh và tiềm năng, vấn đề và những khó khăn cần khắc phục

Điều quan trọng là cần luôn nhớ rằng mỗi trẻ có khả năng tiếp thu kĩ năng và ý tưởng khác nhau. Trẻ do đó không nên bị ép phải làm việc vượt quá tầm khả năng của mình. Trẻ cũng không nên bị so sánh với các trẻ khác.

Trẻ trông chờ vào giáo viên và bố mẹ sự khẳng định. Kỳ vọng của người lớn – nhất là của các bậc phụ huynh – có thể khích lệ trẻ vượt qua thử thách hoặc làm cụt hứng thú học tập của trẻ. Do đó, rất quan trọng khi người lớn đặtt mức độ kỳ vọng thích hợp, để từ đó bảo vệ sự tự tin của trẻ, một đức tính vô cùng đáng quí nhưng rất đỗi mong manh.

Nhận ra các hạn chế, vấn để của trẻ sẽ giúp trẻ vượt qua những trở ngại to lớn trong tương lai

Việc nhận ra những hạn chế, vấn đề của trẻ sẽ dẫn đến những can thiệp kịp thời, giúp cho cha mẹ, giáo viên và trẻ đương đầu với những hậu quả xấu không mong đợi.

Người có vị trí thích hợp nhất để nhận ra khó khăn, hạn chế của trẻ là phụ huynh và giáo viên. Một cách để biết được trẻ có gặp khó khăn khi học hay không là quan sát chúng cẩn thận. Tìm những biểu hiện trẻ không phát triển tương đồng với trẻ cùng lứa. Theo dõi trẻ trong một khỏang thời gian, hướng dẫn trẻ càng nhiều càng tốt. Nếu vấn đề vẫn tồn tại, hãy tìm sự giúp đỡ của chuyên gia.

Khi sự giúp đỡ được đưa ra ở giai đoạn sớm, khó khăn sẽ có thể được giả quyết dễ dàng hơn. Do đó, phụ huynh nên tìm sự trợ giúp của các chuyên gia càng sớm càng tốt.

Thực hành 2: Nuôi dưỡng môi trường học tập thân thiện

Việc học có ý nghĩa chỉ hình thành khi trẻ được khuyến khích tìm kiếm câu trả lời của riêng mình trong một môi trường khích lệ sự thí nghiệm và khám phá.

Người lớn cần đảm bảo rằng trẻ cảm thấy mình là người trong cuộc, an toàn và có giá trị. Ngôn ngữ của người lớn phải có tính khích lệ, mời gọi trẻ tham gia đặt câu hỏi và chấp nhận rủi ro. Người lớn cũng cần hướng dẫn trẻ bắt đầu biết chịu trách cho các hành dộng và lựa chọn của mình.

Phụ huynh và giáo viên cần làm việc cùng nhau trong bầu không khí tôn trọng lẫn nhau mà ở đó trẻ có được sự tự tin và sự an toàn về tình cảm.

Bầu không khí ấm áp và thân thiết ở nhà tạo môi trường học tập tốt nhất cho học tập

Các hội thoại hằng ngày trong bữa ăn và khi vui chơi, kể chuyện giúp tăng cường thái độ tích cực đối với việc học.


(còn nữa)