III.1. Số đếm và ghi nhãn.
· Nhận biết một vài thông số cá nhân quan trọng.
· Biết đếm từ 1 đến 3 hoặc 4 vật thông qua việc đánh số.
· Đếm đến 6 vật trong một nhóm lớn các đồ vật.
· Đếm các hoạt động hoặc đếm các tĩnh vật.
· Bắt đầu biết đếm quá 10.
· Bắt đầu biết biểu diễn số thông qua các ngón tay, ký hiệu trên giấy hoặc hình vẽ.
· Biết dùng các con số chính xác để diễn tả từ 1 đến 5, sau đó là 1 đến 9 đồ vật.
· Nhận biết các số từ 1 đến 5.
· Đếm đến 10 đồ vật sắp xếp không theo thứ tự.
· Dự đoán xem có bao nhiêu đồ vật và kiểm tra bằng cách đếm lại.
· Đếm rõ ràng các nhóm 1, 2, 5 và 10.
· Biết rằng số dùng để diễn tả số lượng đồ vật trong một nhóm.
· Biết sử dụng số thứ tự trong các tình huống khác nhau.
· Tìm và so sánh số lượng đồ vật ở hai nhóm khác nhau.
· Nói và sự dụng các số trong các tình huống quen thuộc.
· Đếm đúng đến 10 đồ vật quen thuộc hàng ngày.
· Nhận biết được các chữ số từ 1 đến 9.
· Sử dụng và phát triển các ý tưởng toán học để giải quyết các bài toán cụ thể.
III.2. Tính toán
· Tìm tổng số đò vật trong hai nhóm bằng cách đếm tất cả.
· Sử dụng phương pháp của riêng mình để giải quyết một vấn đề.
· Nói được số nhiều hơn số nào đó một đơn vị.
· Chọn 2 nhóm đồ vật sao cho tổng số đồ vật bằng một số cho trước nào đó.
· Đếm các nhóm lặp lại có cùng kích thước (cùng số lượng).
· Chia số đồ vật thành hai nhóm bằng nhau và đếm xem mỗi nhóm có bao nhiêu đồ vật.
· Trong hoạt động thực tiễn và thảo luận, bắt đầu sử dụng các từ liên quan đến phép cộng và trừ.
· Sử dụng các từ như “hơn” và “kém” để so sánh hai số.
· Tìm số hơn 1 hoắc kém một so với một số nào đó trong phạm vi 10.
· Bắt đầu liên hệ phép cộng với việc kết hợp hai nhóm đồ vật và phép trừ bằng cách “lấy đi”.
III.3. Hình dạng, khoảng cách và đo đạc
· Thể hiện sự tò mò và quan sát các hình dạng bằng cách so sánh xem chúng giống hoặc khác nhau.
· Chọn được một vài hình dạng thông qua việc nhận các điểm giống nhau hoặc qua hướng dẫn.
· Bắt đầu sử dụng các danh từ toán học cho các đồ vật 3 chiều và vật phẳng 2 chiều, sử dụng các thuật ngữ toán học để mô tả hình dạng.
· Tìm một hình dạng nào đó theo yêu cầu.
· Thể hiện sự nhận biết về đối xứng.
· Tìm vật theo gợi ý về vị trí hoặc định hướng.
· Sắp xếp 2 hoặc 3 vật theo chiều dài hoặc chiều cao.
· Sắp xếp hai vật theo cân nặng hoặc kích thước.
· Tìm được số thích hợp với một nhóm các đồ vật nào đó.
· Phân loại các vật giống nhau để nhận ra các điểm chung và khác biệt, lựa chọn và lý giải cho các quyết định.
· Mô tả giải pháp cho các bài toán cụ thể, rút ra kinh nghiệm; diễn đạt ý tưởng, phương pháp và lựa chọn của riêng mình.
· Sử dụng các vật quen thuộc và các hình dạnh phổ biến để xây dựng, xây dựng lại các kiểu mẫu hoặc mô hình.
· Sử dụng ngôn ngữ hàng ngày liên quan đến thời gian; sắp xếp và sắp xếp theo diễn tiến các sự kiện; đo các khoảng thời gian ngắn bằng các đơn vị không qui chuẩn, ví dụ, bằng đồng hồ cát.
· Đếm xem có bao nhiêu vật có tính chất chung, biểu diễn kết quả bằng tranh, hình vẽ hoặc con số.
· Sử dụng các từ ‘lớn hơn’, ‘nhỏ hơn’, ‘nặng hơn’, ‘nhẹ hơn’ để so sánh các vật.
· Nói đến, nhận ra và tạo lại các mô hình đơn giản.
· Sử dụng các từ như ‘hình tròn’, ‘to hơn’ để mô tả hình dạng và kích thước của các vật và các hình phẳng.
· Sử dụng ngôn ngữ hàng ngày để mô tả vị trí.
· Sử dụng các ý tưởng và phương pháp toán học để giải các bài toán thực tế.
IV. Kiến thức và Hiểu biết về Thế giới tự nhiên
IV.1. Khám phá và Tìm tòi
- Nhận biết và nhận xét các hình mẫu.
- Nhận biết sự thay đổi.
- Giải thích bằng kiến thức và hiểu biết của riêng minh; hỏi người khác những câu hỏi thích hợp.
- Khám phá sự vật, chất liệu bằng tất cả các giác quan thích hợp.
- Tìm tòi, nhận dạng một số đặc điểm của sinh vật, sự vật và sự kiện.
- Xem xét sự giống nhau, khác biệt, hình mẫu, sự thay đổi.
- Hỏi các câu hỏi tại sao sự việc lại xảy ra, sự vật hoạt động như thế nào.
IV.2. Thiết kế và thực hiện
- Xây dựng có chủ đích, sử dụng nhiều phương cách và khác nhau.
- Sử dụng các dụng cụ đơn giản một cách thành thạo và thích hợp.
- Xây dựng nhiều dạng vật thể khác nhau, lựa chọn nhiều loại tài nguyên khác nhau, biết điều chỉnh khi cần thiết.
- Biết lựa chọn dụng cụ và kĩ năng cần thiết để tạo hình, lắp đặt và kết nối vật liệu.
IV.3. Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT)
· Sử dụng được một chương trình máy tính đơn giản.
· Sử dụng được các chức năng đơn giản của CNTT&TT, chẳng hạn: biết chọn kênh ti vi bằng điều khiển từ xa.
· Sử dụng chuột và bàn phím để tương tác với các phần mềm máy tình phù hợp với lứa tuổi.
· Tìm ra và nhận dạng các công nghệ sử dụng hàng ngày, sử dụng CNTT&TT và các đồ chơi có lập trình để hỗ trợ việc học.
IV.4. Thời gian
· Bắt đầu phân biệt được quá khứ và hiện tại.
· Sử dụng các từ liên quan đến thời gian trong giao tiếp.
· Hiểu được các mùa trong năm và sự lặp lại của chúng.
· Lên các kế hoạch ngắn hạn.
· Tìm các sự kiện quá khứ và hiện tại trong cuộc sống của mình, của những người trong gia đình và những người quen biết khác.
IV.5. Nơi chốn
· Nhận biết sự khác nhau của các đặc trưng địa phương.
· Quán sát, tìm ra và nhận dạng các đặc trưng nơi mình sống và của thế giới tự nhiên.
· Tìm ra các đặc trưng của nơi mình sống, nói về những đặc trưng mình thích và không thích.
IV.6. Cộng đồng
· Nhận biết được văn hóa và tôn giáo của người khác.
· Cảm nhận được sự thuộc về cộng đồng và nơi sống của mình.
· Bắt đầu biết được văn hóa và đức tin tôn giáo của mình và của người khác.
(còn nữa)